Sunday, June 9, 2013

[VN-News] Re: [ThanHuu] Re: "Bí Ẩn Của Cái Chết" * Cảm nghĩ c ủa KIỀ U MỸ DUYÊN...

 

Lan dau tien toi duoc nghe ve Nha Van Thinh Quang. Hai ong ba that la dep doi!

Than ai,
 
Do Thi Thuan

http://anhduong.net
http://hoangvan.net
http://anhduong.net/HoaSi/HoangVan/

"He that shall rail against his absent friends, Or hears them scandalised, and not defends; Tells tales, and brings his friends in disesteem; That man's a KNAVE--be sure beware of him." (Horace) 
"Ke nao noi xau ban minh trong luc vang mat, hoac nghe ban minh bi noi xau ma khong benh vuc, bia chuyen ke xau ban minh lam mat gia tri cua ban minh, ke do la mot ke hen ha, ta can phai coi chung han ta" (Horace)
 
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/react-ovr-blogger-09252012060822.html/hay-tra-tu-do-cho-dieu-cay-ta-phong-tan-va-anhbasaigon.-bich-chuong-minh-hoa/imageanimated gifs
  



--- On Sun, 6/9/13, Julie Nguyen <juliehanh89@gmail.com> wrote:

From: Julie Nguyen <juliehanh89@gmail.com>
Subject: Re: [ThanHuu] Re: "Bí Ẩn Của Cái Chết" * Cảm nghĩ c ủa KIỀ U MỸ DUYÊN...
To: ThanHuu@yahoogroups.com
Date: Sunday, June 9, 2013, 6:56 AM

 

Cac anh chi thuong men nhau ma em thay cam dong lam sao!


2013/6/8 VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
 

Dear chị Duyên,
Email này chị gởi mà em nghe như lời văn trăn trối của ông nhạc sĩ Sunny Lee qua bài hát: "Farewell, my dear comrade!", hay danh tác "Farewell to my comrade!" cũa văn hào Leo Tolstoy ", buồn quá vậy!?
http://www.youtube.com/watch?v=RqbOjssejZM
 
Chắc là ngày mai Lưu Anh Tuấn sẽ mang xe van 8 chỗ ngồi chở tụi em: Lưu Anh Tuấn, Cao Minh Hưng, Quỳnh Giao, Lâm Mai Thy, Diễm Chi, Lệ Hoa, Việt Hải và GS. Dương Ngọc Sum đi ăn chay ở tiệm Bồ Đề Duyên đó nhe... Chứ không thôi chị hăm dọa ngày hồi hương về miền tiên cảnh hay cõi cực lạc Rose Hils hay Peek Family, ớn quá sá, ớn quá mạng!
 
Cho lỗi tại Lưu Anh Tuấn thì cũng tội nghiệp, năm nay mùa thuế software systems hư, LAT lo sốt vó, nên đã không chịu đi thăm bà cô giáo Việt văn lớp 10, để cô giáo nghĩ về vùng trời tiên cảnh xa xăm...
 
Dear Lưu Anh Tuấn em,
Do something today before it's too late! I remember a well-known quote is to be: "Don't wait until it's too late to tell someone how much you love and how much you care about them, Because when they're gone, no matter how loud you shout and cry, they won't hear you anymore..."
 
I script down some different statements you may judge or consider weather they're acceptable or not nhé, em trai...
 
1/ That is so so true with the above thought, someone wrote:  "When my heart is engraved or swollen right now and it feels like it's going to burst but instead of bursting tears are flowing down my face like a rainfall. It's sad people don't people are alive, but as they pass away, others then become busting huhuhu..."

2/ Love is just a feeling, it must voluntarily give a happiness as well as psychologically take a pain from others. For some reasons as of being busy, uncare or lazy,... some point of time we may fall in a sorrow especially once our loved ones depart from us.

3/ At a funeral I attended, some people want to show public that they really love their loved ones, but when they die, why the hell buying a beautiful wreath or a bouquet of roses for some who is already dead when you never bought such a single rose for them when they were alive? Babe, show them your love so that even when they go away, they would happily be leaving and knowing for sure that you truly love them...

4/ Some people like cô giáo Duyên and thầy Sum, you truely love and love you back don't have to repeat the sad thought, even they feel it with your "day-to-day" actions... It's the people you take a chance with by giving them your affection, that leaves you a guess weather you should tell them about your feelings or not... I heard one person said that "Gee, it only works if the feeling is reciprocal", really true so.

5/ It's a pointless sentiment. I read the email a few times, no matter what cô giáo Duyên says or leaves us a sad message, even while Tonton Thinh Quang wrote in his book "The secrecy of the death", he thinks death isn't the end, but just about a new life which begins at somewhere... Then it's better for the dead, isn't it? so right chứ? hic hic... 
 
" "Chết" - quả hãi hùng đến cực điểm - chẳng có lời nào làm xóa nhòa hay chứng minh cho nó. Tuy vậy người ta vẫn nói đến sự kiện hiện hữu của mình ở giữa không gian và luôn cả thời gian cùng khoảng cách nhau giữa con người với con người. Khoảng cách không rỏ cái vỏ tạm thời được mượn đó còn bao xa nữa thì sẽ đến phiên mình sẽ được vùi sâu dưới lòng huyệt lạnh, bao xa nữa thì cái thây ma này sẽ xa rời vĩnh viễn cái cõi đời này ?! Cái khoảng cách đó biểu trưng cho sự lo âu khác biệt của mỗi người chúng ta hoặc tự chọn lấy bóng đêm làm sự an ủi cho mình hay chọn lấy niềm tin ở một trong các tôn giáo hiện hữu giữa trên thế gian để dẫn độ mình đến chốn Thiên Đường hay miền Cực Lạc..."
 
From: An Nguyen <kieumyduyen1@yahoo.com>
Subject: Re: Radio Cờ Bay Cờ Bay * Cảm nghĩ của KIỀU MỸ DUYÊN...
To: "VietHai Tran" <viethai712@yahoo.com>
Date: Saturday, June 8, 2013, 2:08 PM

Chị quý mến các em, mà các em cứ hẹn ăn chay từ năm này sang năm khác, chị không thấy bóng dáng nơi đâu, kể cả cậu học trò Lưu Anh Tuấn của chị như bóng chim tâm cá, đợi khi chị không còn tiếng nói nữa thì có đến cũng đã muộn.
Thân mến
Chị KMD


From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
To: An Nguyen <kieumyduyen1@yahoo.com>
Cc: Tran Viet Hai <viethai712@yahoo.com>; Cao Minh Hung <anthonyhungcao@gmail.com>; Quynh Giao Nguyen <quynhziao@yahoo.com>; Luu Anh Tuan <anthonytluu@yahoo.com>
Sent: Saturday, June 8, 2013 2:06 PM
Subject: Re: Radio Cờ Bay Cờ Bay * Cảm nghĩ của KIỀU MỸ DUYÊN...


Dear chị Duyên,
Hôm Vía Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, em nhắn anh Đốc Châu Văn Để email thông báo sang chị rồi mà. Có bà chị nuôi "Đại Gia" on air từ radio AM sang radio FM, và rồi mua giờ Analog TV sang Digital TV cho ACE CLBTNS có được pagoda ads, rồi mời ăn chay tại các nhà hàng veggie "xịn", quá đã, quá đã, thank kiu chị KMD nhìu nhìu nhe.
Tụi em sẽ thăm chị đi ăn chay.
VHLA
 
 
 
Radio Cờ bay Cờ bay
Cờ bay Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu
Cờ bay Cờ bay tung trời ta về với quê hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu...
 
 
On Sat, 6/8/13, An Nguyen <kieumyduyen1@yahoo.com> wrote:
From: An Nguyen <
kieumyduyen1@yahoo.com>
Subject: Re: Chúc Thọ Nhà Văn Thinh Quang * KIỀU MỸ DUYÊN...
To: "VietHai Tran" <
viethai712@yahoo.com>
Date: Saturday, June 8, 2013, 9:05 AM

Việt Hải ơi,
Em và Lệ Hoa còn thiếu nợ chị một chầu đi ăn chay đó nhe. Chúc hai em và hai cháu Việt, Nam một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc, em nhớ CLBTNS cần gí thông báo phổ biến trên radio và TV cứ gởi cho chị nhe, thông tin miễn phí mà để chị năn nỉ hoài vậy ?
 Hôm nào các em đến OC nhớ ghé VP chị nhe, chỉ một vài ba phút lấy báo, sách, CD, DVD,... rồi ra ve cũng được.
Thân mến
 Chị KMD
 
 
 
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã chuẩn bị đón mừng nhà văn Thinh Quang được tròn 90 tuổi, một ngòi bút cao niên cổ thụ của nhóm âm thầm gia nhập vào Câu Lạc Bộ, mỗi dịp làm tuyển tập thực hiện ông điều gởi bài tham dự chung vui với các anh chị em. Theo bài viết của chị Kiều Mỹ Duyên nhận định về ông như sau:
"Bàn thêm về Nhà văn Thinh Quang, ông sáng tác nhiều tác phẩm, tôi nhớ có những lần đọc trên báo những tác phẩm của ông, ví dụ như Mưa bên này nắng bên kia, Nắng thôn đoài, Như loài hoa dại, Như hạt sương mai,... Ông còn làm thơ, viết văn biên khảo, phóng tác,... Về thi ca, tôi nhớ có thời gian ông cùng nhà thơ Hoàng Duy cho ra những tác phẩm thi ca chung của nhiều tác giả trong nhóm Thi Đàn Hương Việt. Thật ra Nhà thơ Thinh Quang đã từng sinh hoạt với các nhà thơ lớn như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Quách Tấn, Mộng Đài, Vũ Hoàng Chương,...
Về báo chí, tôi đã làm việc cho báo Hòa Bình của Linh mục Trần Du sau khi du học ở Úc trở về nước, gần những ngày miền Nam sắp rơi vào tay Cộng Sản, báo Hòa Bình bị đóng cửa, tôi sang cộng tác với nhật báo Trắng Đen, tôi viết những bài phóng sự tường trình về đồng bào di tản từ miền Trung, cao nguyên Trung phần về miền Nam, đặc biệt khi ấy báo Trắng Đen, do bà Việt Định Phương, phu nhân của ông chủ nhiệm, đã đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào từ Phan Thiết, Nha Trang và miền Trung về tị nạn tại Phước Tuy Vũng Tàu, bà Phương tiếp tế các phẩm vật cứu trợ như mì gói, quần áo, mền, dầu ăn, gạo, nước mắm, đường, v.v... Tôi nhớ ông tỉnh trưởng Phước Tuy cho người hướng dẫn phái đoàn đến các trường học ở Long Hải, Phước Hải, Phước Tuy tặng quà cho đồng bào. Trước nhu cầu cấp bách của tình thế đất nước, các anh chị em trong tòa báo bắt tay hăng say làm công tác cứu trợ, tòa soạn chất đầy phẩm vật cứu trợ. Thời gian này tôi gặp hai nhà văn nổi danh là Tử Vi Lang (dịch giả của bộ Tam Quốc Chí) và Thinh Quang, cả hai là bạn thâm giao với ông Việt Định Phương, hai ông Việt Định Phương và Thinh Quang thường trao đổi bài vở, góp ý nhau, ông Thinh Quang khi ấy là chủ nhiệm báo Dân Luận, nhưng vẫn gởi bài đăng bên Trắng Đen vì thâm tình với ông chủ nhiệm bên này. Hai ông Thinh Quang và Việt Định Phương còn trao đổi về việc cứu trợ đồng bào. Tôi nhớ dáng người ông Thinh Quang cao ráo nhưng lại ốm nhom. Ông Việt Định Phương cho biết là nhà báo Thinh Quang bản tánh hiền lành, điềm đạm và rất tốt với bạn bè. Ông gởi bài viết sang Trắng Đen như bài biếu trong tình thân hữu báo chí. Những lời này tôi ghi nhận vào bài viết để kính gởi đến nhà văn, nhà báo khả kính Thinh Quang...
 
Nếu có tiếp xúc với nhà văn Thinh Quang, người đối diện sẽ thấy bản tánh của ông như nhà báo Việt Định Phương nhận xét về người bạn thân này của ông là hiền lành và điềm đạm. Tôi nhận xét thêm riêng của mình trong cá tánh thâm trầm, ôn tồn, nhưng ông tỏ vẻ luôn vui vẻ và thân mật trong câu nói..."
 
Sách "Mừng Thinh Quang 90" được thực hiện, chúng tôi thông báo đến ông bà, nhà văn Thinh Quang nói là nếu bà nhà ông bớt bịnh, bà tham dự thì bà sẽ vui lắm, vì năm 2007, một tuyển tập đã viết về ông, buổi ra mắt tại San Jose diễn ra thật long trọng, nhà hàng Dynasty đông đảo chật ních người.
Dịp ấy cá gia đình vợ con ông chứng kiến quang cảnh cảm dộng khi ông được nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ nhiều nơi đến chúc tụng. Bài tường trình tôi ghi nhận đăng trên báo Cali News Today, San Jose như sau:
"Ngay sau đó ông Hội trưởng Hội Đồng Hương Quảng Ngãi trao Bảng Vinh Danh đến Nhà văn hóa lão thành Thinh Quang. Giây phút quan trọng được mọi người mong đợi khi nhà văn Thinh Quang phát biểu:
 
"Trước mối thịnh tình và lòng ưu ái của quí vị đặc biệt dành cho tôi trong buổi tiệc đêm nay, không ngoài mục đích cho tôi được gặp lại toàn thể đồng hương, các văn thi hữu, đã từng một thời gian dài chịu chung một số phận trước vận nước đảo điên. . Đây là một khung cảnh mà tôi hằng mơ ước được có dịp hội ngộ như hôm nay, nhưng vì điều kiện sức khỏe không cho phép nên chưa thể thực hiện được. Nhưng, đột nhiên niềm mơ ước của tôi biến thành sự thật. Về với Đồng Hương Quảng Ngãi Bắc Cali là tôi đã về đến Quê Hương Núi Ấn Sông Trà yêu dấu hằng bao nhiêu năm cách biệt !
 
Nhờ Hội Đồng Hương Quảng Ngãi Bắc California, Văn Đàn Đồng Tâm Hoa Kỳ cũng như Tuần Báo Thằng Mõ Nam và Bắc Cali đã cho tôi được cơ hội vô cùng quý giá này. Tôi vô cùng xúc động được nhìn thấy hàng trăm đồng hương cũng như các thân hữu cùng quây quần bên nhau tại một nhà hàng sang trọng và ấm cúng, cùng chia xẻ cho nhau những chuyện vui buồn lẫn lộn, gợi lại những kỷ niệm một thời sống cạnh bên nhau, cũng như những thành công gặt hái được trên đất nước tự do này – một đất nước đã cưu mang chúng ta suốt cả thời gian dài trên bước đường lưu lạc... mà chúng ta không thể nào quên được."
Nhà văn Thinh Quang tâm sự về nghiệp dĩ viết văn đã theo sát cuộc đời ông:
"Hơn 70 năm cầm bút mà tôi đã tự chọn cho mình ngay từ những ngày còn ngồi dưới mái học đường và chính cái nghiệp tơ tằm này về sau đã cho tôi không ít những nỗi thăng trầm mà tôi vẫn bằng lòng chấp nhận và xem đó là lý tưởng của mình! Người ta khi lớn lên, thường có lắm mộng mơ, có nhiều sự lựa chọn cho tương lai cho mình một sự nghiệp và tùy điều kiện theo từng giai đoạn trong cuộc sống! Tôi không ngoài cái định luật đó, tôi đã tự chọn cho mình cái kiếp nhả tơ, cái kiếp có lắm sự rủi ro và đầy sóng gió. Tôi biết vậy, song tôi vẫn giữ nguyên ý định thực hiện cho kỳ được nguyện vọng lấy văn chương làm nghiệp dĩ cho mình... Cái nghiệp dĩ mà tôi vẫn còn đam mê, vẫn còn cảm thấy say như say men rượu mạnh. Tôi bất giác nhớ đến nhà thơ tiền bối Hà Thượng Nhân, - người bạn thơ trưởng thượng mà tôi hằng quí mến – đã gửi cho tôi những dòng thơ tâm sự - trong bài"Bọn mình cho đến bây giờ còn ai". Mấy dòng thơ tôi xin trích ra đây đã khiến cho tôi không ngăn nổi được sự xúc động:
 
"Tưởng ngày tháng rong chơi viết lách,
Ngoài tám mươi còn sách,còn thơ.
Báo chương còn dở nước cờ,
Bọn mình cho đến bây giờ còn ai?"
 
Còn ai ? Còn những người bạn cao niên chợt hiện lên trong trí nhớ của tôi, trong đó ngoài anh ra còn có cả bậc tiền bối đại lão Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, còn anh Mạc Kinh, còn Thanh Thương Hoàng...còn Nguyễn Liệu, còn anh Tú Lắc, còn anh Diên Nghị... Anh Thanh Thương Hoàng, Chủ tịch làng báo Miền Nam Việt Nam, đã từng nhắc lại lời tôi tâm sự với anh:"Còn sống một phút, tôi còn viết. Tôi yêu cái nghiệp này vô cùng. Đó là xương, là máu, là trí óc của tôi đóng góp cho đời..."
Thinh Quang cám ơn mọi người đã đến với ông. Người viết bài nhận xét trong 62 năm hạnh phúc với người hiền thê của ông, nhìn dưới hàng quan khách có vợ con mình, ông gởi gấm lời chân tình:
 
"Xin cảm ơn hiền nội của tôi, người đã sát cánh bên tôi trọn cả cuộc đời cầm bút, trong những ngày gian khổ cũng như lúc thảnh thơi. Cám ơn tất cả các con cháu cùng tất cả mọi người trong gia đình đã luôn ủng hộ tôi đến ngày tuổi đã thực sự về chiều mà vẫn còn được tiếp tục sống với cái kiếp tơ tằm mà tôi đã từng ấp ủ..."
 
Vâng, nhà văn Thinh Quang và hiền nội của ông, madame Theresa Anna Diệp như đôi hạc với gần 70 năm hạnh phúc bên nhau, một sự ví von không ngoa: "Như chim liền cánh, như cây liền cành". Mệnh Trời xui khiến, vào ngày
thứ Hai, 20 tháng 5, năm 2013 vừa qua, bà Theresa Anna đã vĩnh viễn ra đi, ước mơ cùng nhà văn Thinh Quang nâng ly chúc mừng ngày vui 90 của ông, một ước mơ xem ra dễ, nhưng rồi lại khó. Madame Theresa Anna Diệp không còn nữa...
 
Sau đây, tôi xin góp nhặt những ý tưởng cảm thông của thân hữu khắp nơi, những niềm vui nỗi buồn, thật vậy.
Viet Hai Los Angeles
_________________________________________________________________________
 
Lời chúc của nhạc sĩ lão thành Anh Bằng:
Mừng 90 Tuổi Nhà văn Thinh Quang
 
Trước hết tôi xin phép được gọi nhà văn Thinh Quang bằng "anh", tôi xem tiểu sử của anh thì anh sinh năm 1923, tuổi Quý Hợi, anh cùng năm sinh với nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Trong giới văn nghệ sĩ nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo ở cùng thời, cùng thế hệ của chúng ta, quý vị như Quách Tấn, Tuệ Mai, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Mạc Kinh, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Tế Xuyên,... Nay thì kẻ ở người đi. Anh Việt Hải cho tôi xem bản thảo, bài viết của nhà báo Mạc Kinh nhắc tuổi đời của chúng ta như đoạn văn:
 
"Lúc nào cầm bút viết thăm anh là trong lòng xúc động, chỉ mong muốn anh luôn được mạnh giỏi, thanh thản. Với hai chúng ta bây giờ, thực không có gì cần hơn thế, bổn phận đời người tạm gọi đã là xong – vì nhắc tới bổn phận thì khôn cùng. Còn sống, còn tỉnh táo thì nhiều ít cứ còn nó mãi. Như một món nợ tinh thần "truyền kiếp"!
 
Ðạt lý việc đời rồi, hiểu được như vậy rồi, chúng ta thấm thía trước cái mốc thời gian tuổi đời mà tạo hóa đã định cho ta. 80 trở đi, thực đã khác. Hôm qua, sức khỏe đã khá đấy, nhưng hôm nay chỉ một cơn gió lạnh nhẹ đủ làm rùng mình ốm cảm, hồn trí phân tán, tay cầm bút không còn vững nữa….
 
Tôi đang tâm sự với anh đây, anh Thinh Quang ạ. Và các tâm trạng vừa nêu ra, vào lúc tôi vừa nhận được thơ của anh bạn trẻ Trần Việt Hải – người có trách nhiệm trong nhóm thân hữu Thinh Quang viết cho tôi. Anh ấy và một số nhà văn trong tuổi trung niên đang định thực hiện một Tuyển Tập – kỷ niệm dành cho nhà văn lão thành Thinh Quang! Ý định này là hay, đáng khuyến khích, tán thành. Tuy tôi có vẻ như đang than với anh ở đoạn mở đầu bức thư riêng cho anh, nhưng nếu viết về anh thì tôi sẵn sàng…."
 
Tôi đồng ý với nhà báo Mạc Kinh vì tuổi đời, bổn phận của chúng ta với gia đình coi như tạm "xong", ơn trên cho ta ngày nào hay ngày đó, sức khỏe tinh thần thanh thản, tỉnh táo,... có lẽ là điều ân phúc ơn trên ban cho ta.
 
Nhân dịp các anh chị em của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ thực hiện sách "Thinh Quang 90", đón mừng anh được dịp khánh thọ hoàng hạc cửu tuần, tôi xin kính chúc anh luôn được mạnh khoẻ yên bình, vạn an trường thọ.
 
"Cửu tuần khánh thọ xin kính chúc
Vạn an lành ngũ phúc lâm môn."

 
Thân kính.
Anh Bằng
 
__________________________________________________________ 
Cảm nghĩ của GS. Nguyễn Thanh Liêm:
 
Chúc Mừng nhà văn Thinh Quang
 
Tôi có hai điều để kính mừng nhà văn Thinh Quang mà tôi chưa có hân hạnh được diện kiến bao giờ.
Trước nhất là xin kính mừng nhà văn Thinh Quang bước vào tuổi Thượng Thọ, 90. Ở thế kỷ trước sống đến 70 đã là hiếm quý đúng như câu "Thất thập cổ lai hy" của người xưa. Nhưng hôm nay nhà văn Thinh Quang đã vượt xa lằn ranh "cổ lai hy" của những thế kỷ trước, thật là điều đáng mừng. Càng đáng mừng hơn nữa là ở tuổi 90 về thể xác nhà văn vẫn còn rất mạnh khoẻ, tráng kiện theo như hình ảnh mà Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đưa lên mạng gần đây, và về tinh thần ông vẫn rất sáng suốt,vẫn tiếp tục sản xuất nhiều tác phẩm giá trị như nhiều người viết về nhà văn trong quyển sách đặc biệt này.
 
Kế đó là xin kính mừng nhà văn Thinh Quang được Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và nhiều văn thi hữu chọn lựa để vinh danh nhân ngày Thượng Thọ 90 của ông. Nhân cơ hội này, một quyển sách đặc biệt về ông với khá nhiều bài viết giá trị cho thấy vì sao ông được kính trọng, tôn vinh. Qua các bài viết người ta có thể thấy ông quả rất xứng đáng được vinh danh bởi cuộc đời hơn 70 năm làm văn làm báo của ông, và cả sự nghiệp văn chương đồ sộ và đa dạng mà ông đã cống hiến cho người đọc. Ngoài những sáng tác về thi ca, tiểu thuyết bao gồm cả truyện ngắn và truyện dài, ông còn có nhiều bài khảo cứu về siêu hình/tâm linh, về văn hoá/địa chí, về văn học, lịch sử, nhất là lịch sử văn học chữ Quốc Ngữ và ngành truyền thông báo chí trên thế giới và Việt Nam. Ông có nhiều kiến thức sâu rộng, suy luận chính chắn, khoa học, với những nhận định sâu sắc. Ông rất xứng đáng được Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và các văn thi hữu vinh danh.
Hơn ba mươi nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, đã viết rất đầy đủ về con người thầm lặng, khiêm tốn, đạo đức của ông, cũng như về sự nghiệp văn chương/văn hoá rất có giá trị của ông. Tôi không còn biết viết gì thêm, chỉ xin tỏ lòng ngưỡng mộ ông và hết sức vui mừng được thấy nhiều người vinh danh sự thành công tốt đẹp của ông, một nhà văn, một nhà báo, một nhà văn hoá NHÂN BẢN VIỆT NAM.
 
Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D. Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH Cố Vấn Câu Lạc Bộ Tìng Nghệ Sĩ.  
  
****************************************************
Chúc thọ nhà văn Thinh Quang
 
Lê Văn Khoa
Trong chuỗi hoạt động, tôi may mắn được biết nhiều nhân vật khả kính người Việt gốc Hoa. Có người tôi chỉ biết danh, nhưng cũng có nhiều người, tôi cùng hoạt động chung. Ðối với tôi, những nhân vật tôi được hân hạnh tiếp xúc, không hề để lộ họ là người Hoa. Trong đầu thập niên 50 tôi có dự một chương trình biểu diễn piano do một nữ cầm thủ người Pháp từ Pháp qua trình diễn ở rạp hát Norodom Sài Gòn. Sau một loạt những bài nhạc cổ điển Tây Phương bà được giới thiệu để chơi một bài nhạc Việt Nam. Tôi rất ngạc nhiên và chờ đợi để biết bài nào sẽ được trình bày. Nữ cầm thủ độc tấu bài "Xuân Và Tuổi Trẻ" của La Hối. Nghe trình diễn, tôi tự nghĩ, bài đó đâu có phải là bài viết cho piano. Nhưng điều đó không hại gì, vì ít ra có một bài nhạc Việt Nam được trình tấu trong chương trình nhạc cổ điển Tây Phương. Từ đó tôi bắt đầu chú ý đến sự đóng góp của người Việt gốc Hoa. Ðến khi tôi đàn cho thí sinh trong chương trình Tuyển Lựa Tài Tử ở rạp Thống Nhất và chương trình phát thanh trên đài phát thanh Pháp Á và đài phát thanh Việt Nam, tôi có chơi nhạc của Hồ Dzếnh. Ông cũng là người Việt gốc Hoa. Nhưng chính trong sinh hoạt nhiếp ảnh, tôi được tiếp cận với nhiều người Việt gốc Hoa hơn hết. Các ông Trần Việt, Ðon Hồng Oai, Lý Lang Siêu, Hứa Văn Bân, Thomas Lang, Gia Trung v. v. . . toàn là những nhân vật lỗi lạc trong bộ môn nhiếp ảnh, những người đã tạo vẻ vang cho Việt Nam trên đấu trường ảnh nghệ thuật quốc tế. Gần đây tôi được tiếp xúc rất muộn màng với nhà văn lão thành Thinh Quang. Tôi thấy có một mẫu số chung trong các nhân vật này. Họ rất khiêm nhường và rất dễ hòa đồng. Tiếng nói có thể có khó khăn, tuổi tác có thể có cách biệt, nhưng tâm tình thì như một, và Việt Nam là quốc gia của họ. Tên tuổi của Thinh Quang đã sáng chói từ 70 năm trước, nhưng ngày nay ông vẫn mềm mỏng, nhẹ nhàng, thâm trầm, không hề tự cao, tự tôn. Tình yêu đời và yêu người trong ông vẫn nồng nàn như bao giờ. Chín mươi tuổi, cái tuổi mà rất nhiều người ao ước nhưng nghĩ mình không thế nào đạt tới được, vậy mà hiện nay Thinh Quang vẫn lên xuống cầu thang không biết bao nhiêu lần mỗi ngày để chăm sóc cụ bà. Ðiều đó nói lên cái sức cũng như cái tình của Thinh Quang.
Trước thềm 90, tôi xin kính chúc thượng thọ nhà văn Thinh Quang. Chúc ông sống khỏe, sống thêm nhiều năm, rất nhiều năm, để đem kinh nghiệm và hiểu biết của ông chia sẻ với hậu thế, giúp phong phú hóa đời sống tinh thần của thế hệ tương lai trong niềm tin tin dân tộc quang vinh.
 
***********************************************************
CẢM NGHĨ VỀ SÁCH MỪNG -
                       NHÀ VĂN THINH QUANG 90 TUỔI  
                                                                                              DƯƠNG  TỬ      
Thật là một vinh hạnh, khi tôi được Ban Biên tập giao cho nhiệm vụ viết cảm nghĩ về Tập sách quý báu nầy. Tuy biết rằng không xứng đáng với trọng trách được giao phó, nhưng vì không quen từ chối trách nhiệm theo qui luật Quân đội "Thi hành trước, khiếu nại sau" (Exécuter ordre sans hésistation ni murmure), tôi xin mạo muội ghi ra đây đôi dòng cảm nghĩ của tôi.
 
I-/ VẤN ĐỀ XƯNG HÔ: Tôi xin được gọi Nhà văn bằng THẦY và xưng TÔI vì hai lý do:                                                     
- Về tuổi tác, Ông tuổi Quý Hợi, tôi tuổi Ất Hợi, nhỏ hơn Ông tròn một con giáp. Hồi tưởng lại, năm 1955, rời Trường Trung học PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ, để nối nghiệp CHA, tôi theo học ngành SƯ PHẠM trong ba năm, tốt nghiệp năm 1958, tôi được bổ nhiệm trở về dạy tại Trường PETRUS KÝ ở tuổi hai mươi ba, nghĩa là chỉ lớn hơn các Em Học sinh các Lớp Đệ Nhất có ba tuổi, thế mà các Em vẫn gọi tôi bằng Thầy. Ý niệm truyền thống đáng quí trong nền đạo đức Việt mình: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư".
- Trong lãnh vực Văn chương, tôi thấy quả thật vốn liếng của tôi không đáng là học trò của Ông và còn phải học hỏi ở Ông rất nhiều. Lý do là vì ngay từ nhỏ, tôi mồ côi Cha năm mới lên mười một, nhà nghèo, Mẹ tôi thủ tiết nuôi sáu con thơ, lớn nhất mười ba, nhỏ nhất chưa đầy tuổi. Riêng cá nhân tôi, nhiều lần suýt phải nghỉ học, ở nhà giúp Mẹ làm ruộng để nuôi các Em, nhưng nhờ Trời thương, được NGOẠI giúp cho tiếp tục đi học, nên phải cố gắng hết sức, không lo nghĩ đến văn chương thi phú hay vui chơi với bạn bè, để rồi sau khi thành tài, thì lo đi dạy học vừa trường công, vừa trường tư, các Khóa Tu nghiệp, các Lớp Tráng niên, Bổ túc văn hóa, v.v.. để kiếm tiền nuôi Mẹ, nuôi Em, rồi thì lập gia đình, bị Động viên, Nhập ngũ, giải ngũ, tái ngũ, biệt phái, v.v… hết việc nọ đến việc kia, không có thì giờ nghĩ đến những việc riêng tư nào khác. Cho đến khi bị đưa đi TÙ CẢI TẠO quá "bức xúc" thì mới nhân danh Bà Xã, làm Bài thơ đầu tiên, xin chép ra đây trình làng:
 
TIỄN CHỒNG ĐI hỌC TẬP CẢI TẠO
 
Chiều nay mưa gió nặng cành
Đạp xe, mang gói tiễn Anh lên đường.
Súng gươm tua tủa cổng Trường (1)
Nhìn Anh khuất bóng, lệ tuông đôi dòng
Mưa rơi hay lệ khóc chồng?
Xót xa, bi lụy cũng vòng phu thê.
Thương con quay gót trở về (2)
Trong lòng ủ dột, não nề gió mưa!
 
DƯƠNG TỬ (1975)   
 
Chú thích: (1) Trường PETRUS KÝ nơi tôi đang dạy làm địa điểm tập trung Sĩ quan "Cải tạo".                          (2) 4 con thơ. Đấy, "sự nghiệp văn chương" của tôi khởi đầu như thế đấy, có đáng làm "học trò" của Thầy THINH QUANG hay không? Bị đày đọa, khổ nhục trong tù suốt mấy năm trời, phẩn uất làm được dăm bài thơ Tù, sang tác trong trí nhớ được dăm bảy trang Nhật ký trong Tù (bằng trí nhớ chứ đâu có ghi được trên giấy bút!).
Ra hải ngoại thỉnh thoảng tôi viết bài cho các báo NGƯỜI VIỆT, VIỆT BÁO, các ĐẶC SAN các HỘI ĐOÀN, NGUYỆT SAN TIẾNG VIỆT VÀ THẾ GIỚI PHỤ NỮ, v.v…
 
II-/ DIỆN KIẾN NHÀ VĂN THINH QUANG:                                                                                                          Từ khi được giới thiệu vào TẬP THỀ CÂU LẠC BỘ TÌNH NGHỆ SĨ, tôi được quen biết thêm nhiều người, nhất là quý vị Cố vấn CÂU LẠC BỘ, trong đó có Nhà văn, Nhà thơ,Nhà biên khảo, Nhà báo  THINH QUANG, tôi để tâm tìm hiểu về Ông, tìm đọc các bài viết về Ông, các tác phẩm của Ông, tôi rất nể phục sự hiểu biết rộng rãi, khả năng sáng tác của Ông và lòng yêu nước, ý chí bất khuất của Ông.    
 
Rồi kịp đến ngày 16 tháng chín 2012 vừa qua, tôi được Anh Chị Em Câu Lạc bộ mời tham dư ngày SINH NHẬT của Ông tại Nhà hàng SUNDAY BISTRO (LA HABRA), cùng với ba mươi chín ACE khác, thật là vui, thật là đầy ý nghĩa. Tôi may mắn được xếp ngồi bên cạnh Ông, tuy tuổi cao, nhưng vẫn còn minh mẫn, nói năng nhỏ nhẹ, khiêm cung, cởi mở với bè bạn, dù rằng đối với một người mới quen biết như tôi, bằng cớ là tôi chưa kịp xin e-mail address của Ông để liên lạc về sau, thì Ông đã xin e-mail address của tôi và ngay chiều hôm đó Ông đã e-mail cám ơn tôi đã đến tham dự Ngày Sinh nhật của Ông. Đáp lại, tôi cùng gửi cho Ông bài thơ Đường luật sau đây để chúc mừng Ông:
 
MỪNG SINH NHẬT THẦY
Họp mặt nhau đây chúc thọ Thầy
Mặc cho thế cuộc cứ vần xây
Văn minh vật chất tràn Âu A
Mừng nghĩa VĂN CHƯƠNG chẳng đổi thay.
Hơn bảy mươi năm làm văn nghệ.
Sự nghiệp nào đâu dám sánh tày.
SUNDAY BISTRO mười sáu/chín (1)
Họp mặt nhau đây chúc thọ Thầy.

DƯƠNG TỬ (Sep 16, 2012)
 
Chú thích:
(1) mười sáu tháng chín 2012.           
Nay được xem Bản thảo TUYỂN TẬP KỶ NIỆM Nhà văn, Nhà thơ, Nhà nghiên cứu văn học, Nhà báo Lão thành THINH QUANG, tôi thấy Quý Văn nhân, Thi bá, Nhà Báo đã dành cho Nhà văn Thinh Quang hầu hết các từ hoa mỹ để ca tụng sự nghiệp văn chương đồ sộ của nhà văn mà ít có ai sánh kịp.
Tôi xin được hoàn toàn đồng ý với ý kiến của liệt quý vị và xin ghi ra đây một bài thơ mà tôi tâm đắc của Nhà thơ THINH QUANG.
 
KINH LUÂN CHÍ
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
Báo hận thâm cừu bất đái thiên.
Đón Xuân sang, trải mảnh hoa tiên
Mừng Tết đến, bút say tình túy lúy.
Mượn tuyết trắng viết câu chính khí
Lấy mây Tần ghi lại ý hoài hương
Dẫu chưa tày Lã Thượng
Để được vết Bồ Luân
Thì ít ra còn nợ Tang Bồng
Chí Hồ Thỉ há cam long phủi sạch?
" Cầm bút song lên!
Nghiên tràn ánh thép!..."(*)
"Chí kinh luân vụt chớp đả lôi đình.
Bạc đầu lòng vẫn còn xanh"
 
THINH QUANG
Thật đúng vậy:
"Soi gương thì thấy mình già
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên"
 
Kính chúc Thầy luôn THÂN TÂM AN LẠC và BÁCH NIÊN TRƯỜNG THỌ. Nay kính,
DƯƠNG TỬ
____________________________________________________________
(*): Xin tham khảo tiếp toàn bài trường thi KINH LUÂN CHÍ trong sách này.
 
 
Photos do báo Mõ Nam Cali cung cấp.
 
On Wed, 5/29/13, Hoc Do <hocdo@yahoo.com> wrote:
From:  Hoc Do <hocdo@yahoo.com>
Subject: Hình TQ - Phu Nhân
To: "Viet Hai" <viethai712@yahoo.com>
Date: Wednesday, May 29, 2013, 11:52 AM
 photo 6-OBTQThanhHon6-6-45_zps2a46fd73.jpg
 
Lễ Thành Hôn Thinh Quang & Phu Nhân 1945
 
 
 photo 2-ThuongThoTQ-2000CA_zps8fe634d1.jpg
 
Lễ Thượng Thọ Thinh Quang & Phu Nhân 2000 (55 năm sau)
tại Monterey Park - California.
 
 
On Fri, 5/24/13, VietHai Tran <viethai712@yahoo.com> wrote:
From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
Subject: Re: Chia buồn nhà văn hóa Thinh Quang
To: "Thinh Quang" <>, "Le Van Khoa" <>, "Le Ngoc Ha" <>
Cc: "Tran Viet Hai"
viethai712@yahoo.com>, "Nguyen Thanh Liem" <>, "Duong Ngoc Sum" <Bang" <>, "TP Nguyen Xuan Vinh" <>, "Luu Trung Khao" <>, "Nguyen Quang Huy" <>, "Nguyen Hy Vong" <>, "Nguyen Dinh Cuong" <>, "Truong Minh Cuong" <>, "Truong Ngoc Thach" <>, "Do Van Hoc" <>,  "Dao Duc Nhuan" <>, "Vu Duc Au Vinh Hien" <>, "HongVu Lan Nhi" <>, "Cao Minh Hung" <>, "Quynh Giao Nguyen" <>, "Luu Anh Tuan" <>, "Nguyen Van Sam" <>, "Nguyen Lieu" <>, "Nguyen Cao Can" <>, "Vo Thanh Van" <>, "Nguyen Huu Thoi" <>, "Nguyen Tan Ich" <>, "Duong Viet Dien" <>, "Phi Loan" <>, "Ly Tong Ton" <>, "Sophie Hong Mai" <>, "Binh Truong" <>, " Thuy Quynh" <>, "Pham Ngoc Lan" <>, "Ho Ngoc Noi" <>
Date: Friday, May 24, 2013, 10:11 PM

Kính Nhà văn Thinh Quang,
Việt Hải xin kính chuyển email của GS. Lê Văn Khoa và Phu nhân.
VHLA
 
Việt Hải, Lê văn Khoa và Thinh Quang

From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
To: Do Van Hoc <hocdo@yahoo.com>; Le Chanh Thiem <thiemle@hotmail.com>; Le tam Anh <leanhdungmy@yaoo.com>; Nguyen Huu Thoi <thoi3w@aol.com>; Dang My Lan <landang3183@yahoo.com>; "ngocphamkhanh@yahoo.com" <ngocphamkhanh@yahoo.com>; Vuong Hong Mai <mainguyen1101@yahoo.com>; Van Khanh <vankhanhcali@yahoo.com>; Duong Son <seantang2003@yahoo.com>; Luu Anh Tuan <anthonytluu@yahoo.com>; Diep Minh Nguyet <lotusdiep@hotmail.com>; TieuThu Montreal <tieuthunguyen@hotmail.com>; Le Chanh Thiem <le5360@sbcglobal.net>; Phi Loan <hoanglisa99@yahoo.com>; Truong Ngoc Thach <hp.tntruong@gmail.com>; Bich Phuong <tieuvuvi@gmail.com>; Le Ngoc Chau <lchau2009@googlemail.com>; Ai Hoa <nguyenaihoa2003@yahoo.com>; Phuong Hang <phuonghanh19@yahoo.com>; Duong Ngoc Sum <duongngocsum@yahoo.com>; Rob Kim <cungtamthuphap@gmail.com>; Hao Nhien <tanichn@yahoo.com>; Nguyen Tan Ich <tan_ich@yahoo.com>; Nguyen Cao Can <caocan2000@yahoo.com>; Chinh Nguyen <cnchinhnguyen7@gmail.com>; Cao Minh Hung <anthonyhungcao@gmail.com>; Quynh Giao Nguyen <quynhziao@yahoo.com>; Dao Duc Nhuan <nhuandao@sbcglobal.net>; Do Trong Thai <thaitdo2002@yahoo.com>; Tu Hieu Con <quehuong@sbcglobal.net>; Ly Tong Ton <Tonsauly@aol.com>
Cc: Tran Viet Hai <viethai712@yahoo.com>; An Nguyen <kieumyduyen1@yahoo.com>; Truyen Thong Bao Chi <truyenthongbaochi@yahoogroups.com>; The Gioi CLBTNS <Thegioi_CLBTNS@yahoogroups.com>; Ban Van Nghe CLBTNS <BanVanNghe_CLBTNS@yahoogroups.com>; Dien Dan Tinh Nghe Si <tinhnghesi@yahoogroups.com>; Cau Lac Bo Tinh Nghe Si <caulacbotinhnghesi@yahoogroups.com>; CLB Mon Ami <CLB_MonAmi@yahoogroups.com>; Tinh Bang Huu <tinhbanghuu@yahoogroups.com>; Tam Tinh Van Nghe Si <tamtinhvns@yahoogroups.com>; Ban Nghe Thuat CLB Tinh Nghe Si <BanNgheThuat_CLBTNS@yahoogroups.com>; Dien Dan Van Hoa Xa Hoi <vanhoaxahoi@yahoogroups.com>; Tin Van Nghe Si <tinvannghesi@googlegroups.com>; Ban Kich Song Vui - Cau Lac Bo Van Nghe <CLBTNS_BanSongVui@yahoogroups.com>; Cau Lac Bo Van Hoa <clb-vanhoa@yahoogroups.com>; Van Khoa Viet Nam <vankhoavietnam@yahoogroups.com>; Ban Van Nghe CLBTNS <BanVanNghe_clbtns@googlegroups.com>; Hoi Than Huu Nghe Thuat <thanhuunghethuat@yahoogroups.com>; Hoi Nghe Si Tai Tu <hoinghesitaitu@yahoogroups.com>; Nghe Thuat Doi Song <nghethuatdoisong@yahoogroups.com>; Nguon Song Vui Khoe Dep <nguonsongvuikhoedep@yahoogroups.com>
Sent: Friday, June 7, 2013 10:35 AM
Subject: Re: Chúc Thọ Nhà Văn Thinh Quang * KIỀU MỸ DUYÊN...


 
Re: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, "Mừng Thinh Quang 90", CN ngày 09/06/2013
 
 
Chúc Thọ Nhà Văn Thinh Quang
 
KIỀU MỸ DUYÊN
 
 
Sống đến 90 tuổi, khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn không phải là dễ, nhưng nhà văn Thinh Quang trường tồn đến tuổi đời này, vẫn còn viết, còn sáng suốt phân tích sự kiện, còn hăng say họat động văn nghệ, có mấy ai được như thế này ? Tôi cho là điều hạnh phúc trong đời một con người. Thật vậy.
 
Xin chúc mừng nhà văn Thinh Quang sống thêm ít nhất là 20 tuổi nữa để chúng tôi có cơ hội chúc mừng sinh nhật của ông đạt hơn một thế kỷ, 100 tuổi và rồi sẽ tăng thêm, 110 tuổi,...
 
Sống khỏe mạnh, sống vui vẻ, sống hạnh phúc với con cháu của mình, viết bài hữu ích cho người đọc, thật là một điều may mắn, sống được mọi người thương yêu lại là điều may mắn hơn bội phần.
 
Tôi nhớ ngày xưa ở bên nhà khi ai sống đến 70 tuổi là điều vui mừng biết bao, còn sống đến 80 với tinh thần minh anh thì con cháu vui thêm nữa. Với cá nhân tôi, trước đây tôi mơ ước sống được 60 tuổi còn lái xe, tinh thần minh mẫn là điều quý báu, là điều hạnh phúc. Ngày nay tôi đã vượt được chặng đường dài mơ ước và vẫn còn ngồi trong lớp học, tôi nghĩ cũng là điều hạnh phúc, và hạnh phúc là do Trời ban, cố làm sao sống vui, sống khỏe mạnh để đừng phiền hà tới người xung quanh và khi phải ra đi, đi êm ả, hãy ra đi như mơ, ngủ rồi thiếp đi luôn, hạnh phúc trong lúc ra đi không có ngày trở lại.
 
Bàn thêm về Nhà văn Thinh Quang, ông sáng tác nhiều tác phẩm, tôi nhớ có những lần đọc trên báo những tác phẩm của ông, ví dụ như Mưa bên này nắng bên kia, Nắng thôn đoài, Như loài hoa dại, Như hạt sương mai,... Ông còn làm thơ, viết văn biên khảo, phóng tác,... Về thi ca, tôi nhớ có thời gian ông cùng nhà thơ Hoàng Duy cho ra những tác phẩm thi ca chung của nhiều tác giả trong nhóm Thi Đàn Hương Việt. Thật ra Nhà thơ Thinh Quang đã từng sinh hoạt với các nhà thơ lớn như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Quách Tấn, Mộng Đài, Vũ Hoàng Chương,...
 
Từ thập niên 1940 đến nay sau hơn 70 năm hoạt động trong văn học và báo chí, gia tài gồm những tác phẩm văn chương của ông phải nói là đồ sộ, như bao nhiêu nhà văn khác khi người CS vào miền Nam, nhiều tác phẩm văn chương bị tiêu hủy hay thất bổn. Điều đáng tiếc.
 
Về báo chí, tôi đã làm việc cho báo Hòa Bình của Linh mục Trần Du sau khi du học ở Úc trở về nước, gần những ngày miền Nam sắp rơi vào tay Cộng Sản, báo Hòa Bình bị đóng cửa, tôi sang cộng tác với nhật báo Trắng Đen, tôi viết những bài phóng sự tường trình về đồng bào di tản từ miền Trung, cao nguyên Trung phần về miền Nam, đặc biệt khi ấy báo Trắng Đen, do bà Việt Định Phương, phu nhân của ông chủ nhiệm, đã đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào từ Phan Thiết, Nha Trang và miền Trung về tị nạn tại Phước Tuy Vũng Tàu, bà Phương tiếp tế các phẩm vật cứu trợ như mì gói, quần áo, mền, dầu ăn, gạo, nước mắm, đường, v.v... Tôi nhớ ông tỉnh trưởng Phước Tuy cho người hướng dẫn phái đoàn đến các trường học ở Long Hải, Phước Hải, Phước Tuy tặng quà cho đồng bào. Trước nhu cầu cấp bách của tình thế đất nước, các anh chị em trong tòa báo bắt tay hăng say làm công tác cứu trợ, tòa soạn chất đầy phẩm vật cứu trợ. Thời gian này tôi gặp hai nhà văn nổi danh là Tử Vi Lang (dịch giả của bộ Tam Quốc Chí) và Thinh Quang, cả hai là bạn thâm giao với ông Việt Định Phương, hai ông Việt Định Phương và Thinh Quang thường trao đổi bài vở, góp ý nhau, ông Thinh Quang khi ấy là chủ nhiệm báo Dân Luận, nhưng vẫn gởi bài đăng bên Trắng Đen vì thâm tình với ông chủ nhiệm bên này. Hai ông Thinh Quang và Việt Định Phương còn trao đổi về việc cứu trợ đồng bào. Tôi nhớ dáng người ông Thinh Quang cao ráo nhưng lại ốm nhom. Ông Việt Định Phương cho biết là nhà báo Thinh Quang bản tánh hiền lành, điềm đạm và rất tốt với bạn bè. Ông gởi bài viết sang Trắng Đen như bài biếu trong tình thân hữu báo chí. Những lời này tôi ghi nhận vào bài viết để kính gởi đến nhà văn, nhà báo khả kính Thinh Quang.
 
Nhân dịp lên Seattle có công việc vào năm 2005, tôi gặp lại nhà văn Thinh Quang và phu nhân, phải nói dáng dấp ông trông rất khỏe mạnh, tôi không nghĩ nhà văn lớn tuổi như thế, tôi hỏi ông bí quyết giữ cho cơ thể tráng kiện, ông cười và cho biết hồi còn trẻ ông thích thể thao, ông mê môn đá banh, ông chạy trên sân cỏ thường, tôi đoán có thể điều đó giúp cho ông về sau này.
 
Nếu có tiếp xúc với nhà văn Thinh Quang, người đối diện sẽ thấy bản tánh của ông như nhà báo Việt Định Phương nhận xét về người bạn thân này của ông là hiền lành và điềm đạm. Tôi nhận xét thêm riêng của mình trong cá tánh thâm trầm, ôn tồn, nhưng ông tỏ vẻ luôn vui vẻ và thân mật trong câu nói.
 
Có lẽ ông là một trong những nhà văn kiêm nhà báo lão thành của những thập niên xưa còn sót lại. Tôi muốn chúc ông sẽ hơn 90 xa, để như bách niên giai lão, thọ tỉ Nam Sơn.
Dù cao tuổi nhưng sự sáng suốt, minh mẫn còn đầy, đó là điều quý giá, và đó cũng là ơn phước do Trời Phật ban vậy.
 
Dòng cuối này xin nhắc lại, chúng tôi thế hệ đi sau cầu xin nhà văn Thinh Quang thêm thật nhiều tuổi thọ cho tới ngày trở về quê hương khi quê hương Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
 
KIỀU MỸ DUYÊN
 
Subject: [CLB_TinhNgheSi] CLB Tình Nghê Sĩ Talk Show:
Phỏng vấn GS Đào Đức Nhuận - RMS "Mừng Thinh Quan 90"
Kính mời quý vị và các anh chị xem buổi phỏng vấn NV/GS Đào Đức Nhuận về buổi ra mắt sách "Mừng Thinh Quang 90" sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật 9 tháng 6, 2013.
Chương trình Talk Show của CLB TNS phát hình hàng tuần vào chiều thứ Tư trên đài IBC TV 56.6.


Đêm Trăng Trên Dòng Sông Xuân - 
Thơ: Thinh Quang, nhạc : Cao Minh Hưng, Ca sĩ Thuý Quỳnh

Ca si Thuy Quynh

...
 
THINH QUANG
Một Mẫu Người Quân Tử
 
VÕ THẠNH VĂN
 
Cũng tương tự như trường hợp Cụ Hà Thượng Nhân, tên tuổi của nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu, học giả THINH QUANG tôi cũng đã được nghe từ lâu, từ những ngày còn học Trung Học Đệ Nhất Cấp ở quê nhà miền Trung. Cho mãi đến hơn mười năm trước đây, năm 2000, đối với nhân vật xứ Quảng lẫy lừng nầy tôi cũng vẫn còn chỉ dám giữ thái độ kính nhi viễn chi. Và rồi, khi Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Ngãi, thời điểm ấy do ông Trần Ngọc Ảnh làm chủ tịch, khoảng năm 2008, tổ chức một buồi đại tiệc vinh danh Cụ tại nhà hàng Dynasty thuộc thành phố San Jose… tôi mới có được cơ duyên gặp gỡ Cụ một đêm trước đó, tại tư gia Giáo Sư Nguyễn Liệu (nghiathuc.com).
 
Buổi tiệc rượu tại nhà giáo sư Nguyễn Liệu hôm ấy quy tụ khoảng 30 nhân sĩ và văn nghệ sĩ chọn lọc được mời đến chung vui. Cũng như tôi, nhiều người được gặp và biết Cụ lần đầu; ngay cả chủ nhân, ông bà Nguyễn Liệu, dù biết danh Cụ từ lâu, hằng nửa thế kỷ. Tuy là nhân vật chính, Cụ THINH QUANG cùng phu nhân xuất hiện thật sớm, rất đúng giờ, khi số khách mới chừng 15 người. Điều nầy làm tôi bắt đầu để ý đến con người nhỏ nhắn nhưng bề thế, nghiêm túc nhưng thân thiện, chững chạc mà vui tươi… Và hơn thế, tôi rất có mỹ cảm với đức khiêm tốn và lòng tự trọng của Cụ. Trong cái vỏ đạm bạc bề ngoài ấy, con người nầy có một sức thu hút bí ẩn. Chắc chắn không phải tự nhiên mà một người có thể thủ đắc những đức tính cao quý ấy, hẳn là Cụ đã liên tục tinh lọc, dồi mài, trau chuốt, hàm dưỡng phép tu thân.
 
Là một trong những người ít tuổi nhất trong buổi tiệc, nên tôi bị ngồi xa Cụ nhất. Và, tuy được chủ nhân giao cho công tác làm MC điều hợp sao cho buổi tiệc rượu trôi chảy… tôi vẫn chưa dám đến gần Cụ, mà chỉ chọn một vị trí và khoảng cách xa vừa phải. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi lại có dịp quan sát toàn diện buổi tiệc. Đã là tiệc rượu, và với biệt tài mời rượu của chủ nhân, thì không khí vô cùng vui tươi, cởi mở, thân thiện… nhưng suốt 3 tiếng đồng hồ, tôi nhận thấy Cụ vẫn giữ nét ung dung, chững chạc, phải chăng, chừng mực, khiêm nhu, từ tốn, nhỏ nhẹ, linh hoạt… của giây phút ban đầu, lúc bước vào bàn tiệc rượu chảy thịt vơi, cho đến lúc tiệc tàn. Từ đó, lòng kính trọng của tôi đối với Cụ cứ theo thời gian mà tăng dần… Tựu chung, tôi thấy nơi Cụ một mẫu người trung dung, từ cách phục sức cho đến dáng vẻ tự nhiên, từ lời ăn tiếng nói đến ánh mắt nụ cười, từ cách thăm hỏi xã giao đến cách đứng ngồi, từ những lời phát biểu ân cần cho đến cái bắt tay thân thiết ấm áp… Cung cách khiêm hạ, nhún nhường của Cụ đã hấp dẩn tôi ngay từ giây phút đầu. Đồng thời, trong đầu óc tôi, hình ảnh của Cụ xuất hiện rõ ràng dần với những nét biểu trưng của phong thái Quân Tử ngày xưa.
 
Rồi những năm tháng sau đó, được đọc qua một số trong 50 tác phẩm của Cụ, và cùng với nhiều trao đổi emails qua lại, điện đàm… tôi càng thấy rằng những nhận định dè dặt ban đầu của tôi về Cụ tương đối chính xác. Đây là một mẫu người rất quen thuộc… đâu đó, quanh ta trong đời sống thường nhật của xã hội hiện đại, tuy hiếm. Nhưng, có lẽ hình ảnh của Cụ là hình ảnh của một bậc Sĩ Phu, một giai cấp Quân Tử đậm nét mà chúng ta thấy nhiều hơn trong văn học, trong các xã hội lý tưởng Nho Gia ngày trước. Và Cụ, theo ngu ý, cũng có lẽ là mẫu người Quân Tử hiếm hoi còn sót lại sau cùng của cuối thế kỷ 21 và đầu thiên niên kỷ thứ 3 nầy. Cũng chính vì lòng yêu kính dành cho Cụ mà tôi không nề hà dùng đến cả sở đoản của mình khi viết những dòng nầy. Nguyên là, từ thuở thiếu thời, tí kiến thức ít oi về chữ Nho mà tôi có được là do tôi học lóm. Và, môi trường mà tôi đem chút vốn liếng ít oi ấy ra thi thố là các đình miếu bỏ hoang ven rừng, bờ suối… trong những khi theo ông Cụ thân sinh đi nhữi chim cu hoặc nhữi chim quốc… ngồi buồn mò mẫm đọc các câu đối trên những cặp liễng hay các bảng đại tự bụi phủ thời gian, nhện giăng, rêu mốc…
 
Nói đến giai cấp Quân Tử (tôi muốn trang trọng viết hoa hai chữ Quân Tử), người ta nghĩ ngay đến triết thuyết Khổng Mạnh. Triết thuyết ấy đã đưa ra một tiêu chuẩn và cố đào tạo một mẫu người toàn thiện theo tiêu chuẩn ấy, toàn hảo về phẩm hạnh, về nhân cách (Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín) và về khả năng tri thức (Trí). Những điều lớn lao ấy tôi chưa dám lạm bàn, nhưng có lẽ an toàn cho tôi khi thẩm định một người Á Đông có đức độ lớn thì triết thuyết ấy có thể lấy làm khuôn mẫu để dựa vào đó mà cân nhắc, so sánh, đối chiếu, suy luận… Nhớ lại, trong buổi tiệc "tắm rượu" tại tư thất giáo sư Nguyễn Liệu hôm đó, tuy Cụ là nhân vật chính, được chính thức vinh danh, nhưng cung cách Trung Thứ của con người ấy đã chinh phục được lòng kính quý của tất cả mọi người. Nhìn quanh, Cụ chỉ nhỏ hơn Cụ Hà Thượng Nhân vài tuổi, và có lẽ Cụ cũng chỉ kém ông thân sinh tôi năm mười tuổi thôi. Cung cách của Cụ nói lên chữ TỐN mà đạo Quân Tử cũng thường nhắc đến.
 
Chính chữ TỐN trong Cụ đã làm Cụ sáng rực rỡ một cách tự nhiên vô tình. Người Quân Tử gồm bách hạnh. Trong "bách hạnh" của người Quân Tử, có lẽ đức Khiêm Tốn khó học nhất, nhưng cũng dễ đánh mất nhất, nhất là đối với những người đã thành danh, có một sự nghiệp (văn chương) lớn như Cụ. Và có lẽ đức TỐN là cái đức mà người Quân Tử phải học hỏi, trau dồi, mài giũa và giữ gìn hàng ngày… suốt một đời… cho đến lúc mãn phần. Một điều nghịch lý, ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng thực hành được, đó là, người Quân Tử càng cao danh vọng thì càng cần phải khiêm tốn. Và chính cái đức Khiêm Tốn ấy làm cho người Quân Tử rực rỡ chói lọi giữa mọi người. Ngược lại, bọn tiểu nhân chỉ cần có 1 chút thành công nhỏ (cho dù do bon chen vay mượn đập gõ kiếm chác…) đã thấy kiêu khí hiện lên trên dáng dấp, trên nét mặt kiêu hãnh, trong lời ăn tiếng nói, trong cách hành xử… và cái kiêu khí ấy càng lớn lao chừng nào thì càng làm cho dáng dấp, gương mặt và sự nghiệp của kẻ tiểu nhân càng u ám, càng đen tối, càng dơ bẩn chừng ấy.
 
Chính cái đức từ tốn, khiêm hạ, nhún nhường của Cụ đã khiến cho cung cách ứng xử của Cụ nghiêm túc nhưng vẫn thân thiện, trang trọng nhưng không xa cách, cẩn trọng mà không quá chi ly dè dặt. Bởi cung cách ấy mà tuy tôi kính cẩn xưng "con" với Cụ, nhưng Cụ vẫn gọi tôi là "thi hữu" hoặc "văn hữu" dù rằng tôi biết mình chưa xứng đáng. Trong lãnh vực văn chương thi phú và kể cả tuổi tác, đối với Cụ, tôi ví được như hình ảnh một tên lãng tử đứng dưới chân Thái Hằng, hoặc có thể ví như một tiểu tăng khép nép dưới chân núi Tu Di. Tôi nhìn lên Cụ như Thái Sơn, như Bắc Đẩu, như một vị Đại Lão Tiền Bối đạo cao đức trọng thì quả là không có gì quá đáng.
 
Những ý nghĩ và lòng kính ngưỡng của tôi đối với Cụ thuộc về vấn đề chủ quan, hoàn toàn chỉ có tính cách riêng tư. Nhưng, khi phải động bút viết về Cụ, tôi vẫn cứ ngại rằng những ấn tượng tốt đẹp mà tôi dành cho Cụ ngay từ phút ban đầu đã làm cho tôi nhận xét về Cụ thiếu chính xác. Tôi vẫn cứ sợ rằng những tình cảm bổng bột của mình khiến tôi thiên vị khi nói và viết về Cụ không được quang minh, trung thực. Tôi cũng e rằng hình ảnh lớn lao của Cụ trong lòng-tôi-nhỏ-bé khiến cho tôi nói và viết về Cụ thiếu đắn đo tư lường minh bạch. Bởi đó, tôi ráng lục lọi trong mớ kiến thức ít oi của mình về một mẫu người mà Đức Khổng, Thầy Mạnh đã vẻ ra làm khuôn thước để đào tạo một giai cấp mà tung vào đời hầu làm quan phụ mẫu chi dân khi nhập thế; hoặc nhỡ nếu phải xuất thế thì cũng là bậc sư phụ đào tạo và hun đúc sĩ tử cho nước nhà mà truyền thừa mai hậu. Đó là mẫu người Quân Tử trong đạo Nho.
 
Bởi đó, để nhìn rõ "chân dung" của Cụ chính xác hơn, qua một lăng kính khách quan hơn, tôi muốn nhờ mẫu mực mà Nho Gia đã dùng làm khuôn thước chuẩn tắc và phương tiện (Tứ Thư: Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) để hun đúc và đào tạo giai cấp Sĩ Phu, Quân Tử mà nói và viết về Cụ. Qua khuôn thước mẫu mực ấy, một người quân tử phải có bách hạnh, nhưng tựu chung, hội đủ "ngũ thường" (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín). [Trong Tứ Thư thì Luận Ngữ là bộ sách nói nhiều về đạo Quân Tử và đầy đủ hơn hết. Khái niệm về đức Nhân được nhắc đến 109 lần, khái niệm Người Quân Tử: 107 lần, khái niệm Lễ: 74 lần, khái niệm Đạo: 60 lần]. Trong Ngũ Thường thì hết 4 điều chú trọng về đào tạo phẩm hạnh (Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín) mà chì có một điều duy nhất đề cập đến khả năng học vấn hiểu biết (Trí).
 
   
 photo 6-OBTQThanhHon6-6-45_zps2a46fd73.jpg
Lễ Thành Hôn Thinh Quang & Phu Nhân 1945
 
 photo 2-ThuongThoTQ-2000CA_zps8fe634d1.jpg
Lễ Thượng Thọ Thinh Quang & Phu Nhân 2000 (55 năm sau)
tại Monterey Park - California
 
Trước tiên, xin lạm bàn về chữ Trí. THINH QUANG, một nhân vật mà được học giới, văn giới và báo giới công nhận là một người đa tài, đa năng với các danh xưng như: Nhà Văn, Nhà Thơ, Nhà Báo, Học Giả, Nhà Nghiên Cứu, Bình Luận Gia… với một công trình đồ sộ gồm trên dưới 50 tác phẩm, một người uyên bác thong thạo 4 ngôn ngữ (Việt, Hán, Pháp và Anh ngữ) thì khỏi luận bàn cũng đủ thấy cái TRÍ của nhân vật nầy. Chẳng những khỏi phải luận bàn mà còn chẳng có ai dám dị nghị. Qua 50 tác phẩm đủ mọi thể loại, người ta thấy được tinh thần "trí tri cách vật" của Cụ. Tinh thần của một Nho sinh, suốt đời "học không chán, dạy người không mỏi", lúc nào cũng chỉ muốn đem cái Đạo của Thánh Hiền ra giúp người và giúp cho đời ổn định. Điều quan trọng là những tác phẩm ấy không phải để độc giải trí, mua vui những khi trà dư tửu hậu, mà, đọc để hiểu biết và yêu thương; đọc để thông cảm và hướng thượng; đọc để am tường và xây dựng. Có thể nói được là toàn bộ những tác phẩm của Cụ là cả một chủ trương đào tạo về hiểu biết và dồi mài về nhân cách trong thinh thần "văn dĩ tải đạo."… Đó là một công lớn, cái công của một nhà văn hóa… Cũng bởi đó mà Cụ được vinh danh là một Nhà Văn Hóa. Và do bản chất khiêm nhu hiền hòa từ ái… mà Thi Văn Đàn Đồng Tâm, do nhà văn Doãn Quốc Sỹ và nhà văn Tạ Xuân Thạc chủ trương, đã phát hành một tuyển tập vinh danh Cụ với Tiêu đề là "THINH QUANG, Nhà Văn Hóa Thầm Lặng."
 
Sau chữ Trí thì đức Nhân là một đức mà từ đó mọi nhân đức khác phát sinh và liên tục xoay quanh. Một người mà "học không biết chán" (rành 3 ngoại ngữ), "dạy không biết mỏi" (với 50 tác phẩm mang nhiều tính giáo dục)… thì THINH QUANG quả là người có lòng Nhân to lớn lắm vậy. Khởi đầu của bốn đức tính căn bản là chữ Nhân. Tùy vào căn cơ, khả năng của từng người học trò mà Đức Khổng Tử nói về chữ Nhân khác nhau, nhưng tựu chung, Nhân có nghĩa là nhân tính, cái cốt lõi đạo đức của con người. Nhân là tính mà Trời phú cho con người khi con người xuất hiện và được trang bị thích hợp để đặt họ vào vị trí trung tâm của vũ trụ, làm chủ vạn vật. Lòng nhân ái do nhân tính bẩm sinh mà có. Đã làm người phải biết "chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỷ thần nhưng tránh xa" (Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi). Cái TRÍ của bậc Quân Tử chỉ là "điều kiện ắt có," nhưng các đức khác như Nhân, Lễ Nghĩa, Liêm Sỉ, Tín… mới là "điều kiện đủ."
 
Người ta phân biệt giữa quân tử và tiểu nhân là lấy cái ĐỨC mà phân biện. Chính cái ĐỨC mới là cái gốc. Tài chỉ là ngọn mà thôi. (Đức giả bổn giả, tài giả mạt giả).
 
Qua bộ Luận Ngữ, tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh mà Nhân được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Thông thường, "nhân" là một nguyên tắc đạo đức trong Khổng Học. Nhân được Đức Khổng coi là cái quy định bản tính con người thông qua Lễ Nghĩa, quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Nhân cũng có thể hiểu là Trung Thứ, tức là Đạo đối với người, giữa con người với nhau. Trung: làm hết sức mình, Thứ: suy từ lòng mình ra mà biết lòng người. Trung thứ là sống đúng với mình và mang cái đúng đó ứng xử tốt với người. Kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân.
 
Tóm lại về chữ Nhân, thì Nhân là yêu người. Chỉ những người có đức Nhân mới biết yêu người. Nhân Chính là đạo làm người - sống với mình và sống với người. Nhân của Khổng Tử còn bao gồm nhiều đức khác, như: Trực (ngay thẳng, không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng, cẩn thận trong công việc), kể cả Lễ Nghĩa Liêm Sĩ. Qua con người THINH QUANG, tôi còn thấy hiện rõ những đức tình cao quý vưa nói: Lễ Nghĩa Liêm Sỉ, bởi từ lòng Nhân mà có và vây quanh bổ túc cho chữ Nhân. Bốn chữ Lễ Nghĩa Liêm Sỉ được các pháp gia thời Xuân Thu Chiến Quốc gọi là Tứ Duy (Thương Ưởng, Lý Tư, Hàn Phi Tử…). Tứ Duy là 4 giềng mối lớn của một nước. Chính giềng mối nầy làm chấn hưng dân tộc nước đó. Xem thế thì đủ biết Lễ Nghĩa Liêm Sỉ quan trọng và cần thiết đến mức độ nào.
 
Sau đức Nhân, thì chữ Lễ là điều mà tôi muốn nói trước tiên về Cụ THINH QUANG. Sách Lễ Ký cho rằng nếu một người biết giữ Lễ, nghĩa là nếu người ấy biết tuân theo những định luật của trời đất, sẽ đạt được thiên lý, và sẽ sống thuận nhân tình. Thầy Mạnh Tử thì cho rằng nếu một người biết chuyên lo làm việc nghĩa, thì người ấy sẽ được bồi dưỡng khí hạo nhiên của trời đất nơi chính mình. Nói cách khác, nếu ta luôn làm điều hay lẽ phải, trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng cố xử sự cho hay cho đẹp, cho hoàn toàn thì tức là ta đã thực hiện được sự hoàn thiện... Nếu nói theo từ ngữ Đại Học, thì làm việc Nghĩa, là làm theo điều hay lẽ phải, ta sẽ làm cho ánh sáng Minh Đức trong ta tỏa sáng dần ra bên ngoài và cảm hóa được chung quanh.
 
Lễ là điều gì hợp lý. Lễ Nghĩa là đầu mối của con người. Lễ cổ xúy tình tương thân, tương ái, tương nhượng, tương kính. Theo KhổngTử, người toàn thiện là người có phẩm chất đạo đức phù hợp với Ngũ Thường, trong đó Nhân được đặt lên hàng đầu. "Người Quân Tử lấy đạo Nghĩa Thành làm căn bản, dùng Lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức Khiêm Tốn, hoàn thành nhờ chữ Tín" (Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi). Vậy, con người phải biết Khắc kỷ phục lễ, bởi "Người không có lòng nhân, dùng lễ sao được? Người không có lòng nhân dùng nhạc sao được?" (Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?).
 
Cũng có thể nói Lễ là phương tiện để con người sống hài hòa trong cộng đoàn xã hội hầu tạo cho mình hạnh phúc và sự kính trọng. Từ đó, ta rút ra được một vài bán công thức: "Kính mà thiếu lễ thì khó nhọc, cẩn thận mà thiếu lễ thì nhút nhát, cương dũng mà thiếu lễ thì loạn, thẳng thắn mà thiếu lễ thì nóng gắt" (Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỉ. Dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giáo). Như vậy, lễ là cơ phận đóng vai trò điều chỉnh hành vi con người, làm cho con người ứng xử với nhau tốt đẹp hơn trên căn bản lấy Thứ làm trọng. Nhờ có "Thứ" mà con người biết "Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì chớ áp dụng điều ấy cho người khác." (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Hoặc: "Thiếu lễ, lấy gì lập thân. Không biết phân biệt phải trái, lấy gì để biết người" (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử đã, bất tri lễ vô dĩ lập dã. Bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã). Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ biết Lễ, bởi đi theo đường chính, nắm được đạo Trung Dung, biết được Mệnh Trời," do nơi người Quân Tử đạt tới chỗ cao thượng (Quân Tử thượng đạt).
 
Cung cách xã giao trong cộng động nhân loại với ngôn từ tốt đẹp là Lễ. Một trong những đặc điểm nổi bật của con người toàn thiện là mối quan hệ của họ với cộng đồng xã hội chung quanh. Khổng Tử nói: "Quân tử thân với tất cả mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với ai." (Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu). Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy. Vì vậy, khi nêu ra những mối đặc trưng của người Quân Tử, Khổng Tử đã xem xét mối tương quan giữa tính thật thà chất phác (bẩm sinh Trời cho) với học vấn: "Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên Quân Tử" (Chất thắng văn tắc đã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân nhiên hậu quân tử). Ấy là đạo Trung Dung của người Quân Tử vậy.
 
Bởi đó, có thể nói được, THINH QUANG là một con người uyển chuyển khéo léo, trên khả thượng, dưới khả hạ… do từ Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín mà ra, mà có. Vì xét cho cùng, một cách giản dị, Lễ: định luật tự nhiên …. Nói đến định luật thì phải nói đến tiết độ: Lễ Nhượng. Lễ: lề luật thiên nhiên, nó chính là thiên lý. Lễ là nghi lễ, là tất cả các bổn phận con người đối với trời đất, tổ tiên. Lễ là những cách cư xử tiếp nhân, đối vật. Lễ là thanh lịch, khéo léo. Lễ là phong tục, tập quán hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục. Học thuyết Khổng Mạnh cũng chủ trương rằng muốn được lòng người khác, con người ta phải luôn luôn khiêm cung, nhún mình, trọng người. Chính vì thế mà khi nói đến Lễ, ta thường liên tưởng đến hai chữ Lễ phép, Lịch sự. Lễ chi phối mọi hành vi cử chỉ của con người, những cách giao tiếp của con người. «Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã qui định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, vũ nhục, khinh khi hay sàm sỡ với người khác." Nhìn cung cách chừng mực của Cụ THINH QUANG làm cho tôi nhất quyết rằng Cụ giữ chữ Lễ rất mực và nghiêm khắc với chính mình, nhưng yêu thương hòa ái thông cảm và khoan nhượng đối với tha nhân.
 
Bây giờ xin được lạm bàn đến chữ Nghĩa của nhà văn học giả THINH QUANG. Cũng theo Luận Ngữ, Nghĩa là không hành động theo lối riêng tư. Cho nên Nghĩa trước hết phải được hiểu là mọi cách cư xử hẳn hoi. Nghĩa cũng là sự công chính, sự chính trực, cho nên sự bất nghĩa thường được hiểu là gian tà, bất lương, bất chính. Tôn chỉ người Quân Tử là phải sống sao cho quang minh chính đại, dẫu phải nghèo hèn cũng cam. Như thế, còn hơn là theo đường gian tà mà được hưởng giàu sang phú quý. Đức Khổng nói: «Ăn cơm hẩm, uống nước lã, co tay mà gối đầu trong cảnh đơn bạc như vậy mà người có đức vẫn lấy làm vui. Nhưng nếu vì bất nghĩa mà trở nên giàu có và sang trọng, thì ta coi cảnh ấy như mây nổi."
 
Từ đó, chữ Liêm đối với Cụ càng quan trọng. Liêm có nghĩa là thanh liêm, liêm khiết. Liêm là trong sạch, thanh bạch. Một người Liêm Khiết luôn luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn, giữ cho thanh danh mình được trọn hão. «Liêm là thấy của người, không ham được một cách phi pháp." Thế nên Quản Tử cho rằng: "Không che đậy điều xấu, tức là đức hạnh vẹn toàn." Và như thế có nghĩa là "Liêm có mục đích bồi dưỡng và kiện toàn nhân cách." Nếu Lễ Nghĩa là đại pháp để trị người thì Liêm Sỉ là đại tiết để giúp con người nên người. «Vì nếu không Liêm thì cái gì cũng lấy, không Sỉ thì việc gì cũng làm. Liêm không màng lợi lộc, chỉ cốt sao cho hẳn hoi trọn vẹn."
 
Suốt một đời, Tên tuổi THINH QUANG chưa hề mang bất cứ một tai tiếng nào, và chưa hề có điều tai tiếng nào có thể làm lu mờ đức Liêm Khiêt của Cụ. Cụ đã sống một cuộc đời tiết sạch giá trong như nhiều người đã biết.
 
Đức tính lạm bàn kế tiếp là chữ Sỉ. Người xưa thường đề cao chữ Sỉ và xem trọng như những nhơn đức khác. Sỉ là biết xấu hổ. Sỉ là biết xấu hổ mỗi khi mình làm điều gì xằng bậy. Và Sỉ là không làm điều sằng bậy, chứ chẳng phải nhắm mắt làm bậy rồi xấu hổ vì cái bậy của mình… Xấu hổ không phải là vì tiền bạc thua người, áo xống kém người, nhưng xấu hổ vì đã không làm tròn phận sự mình, là không giữ đúng vai trò chức phận mình… Sỉ là xấu hổ vì những điếu xằng bậy mình đã nghĩ, đã làm. Đức Khổng khen Tử Lộ: «Mặc áo vải cũ rách, đứng chung với những người mặc áo lông hồ lông hạc mà chẳng hổ thẹn, đó là trò Do vậy!». Ngài còn nói thêm: «Kẻ sĩ chuyên tâm cầu đạo, nhưng còn hổ thẹn vì nỗi áo xấu, cơm thô, thì chưa đáng được nghe bàn luận đạo lý." Luận Ngữ cho rằng: "Điều đáng xấu hổ, là trong lòng gian ác, xấu xa mà bên ngoài dùng lời nói hay, bộ tịch khéo léo, cung cách lịch sự để che đậy; bên trong thì oán ghét người mà bên ngoài lại vờ thân thiết."
 
Mạnh Tử thì cho rằng: «Biết xấu hổ rất hệ trọng với con người. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt đã bỏ mất tấm lòng hổ thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa!» Những kẻ không còn biết Liêm Sì thì chẳng chuyện gì dơ bẩn trái đạo mà chúng chẳng dám làm. Hạng nấy ăn cắp vặt, nói láo như ranh và rồi còn già họng chối bai bải… đôi khi còn đổ vạ cho kẻ khác. Cụ THINH QUANG, kẻ sĩ liêm khiết, nhờm chán và khinh bỉ sự gian manh dối trá ấy. Chẳng những thế, Cụ đã từng từ chối đứng chung hàng với bọn nầy. Và càng hơn thế nữa, chẳng những Cụ không đứng chung hàng, mà còn không đứng gần những con người và những tổ chức bất cố liêm sỉ. Dĩ nhiên, bọn tiểu nhân cũng lồng lộn oán trách Cụ, nhưng sự thật giản dị là "Đức của người quân tử như gió, hạnh của kẻ tiểu nhân như cỏ rác, gió thổi thì cỏ rạp" (Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển).
 
Nhân đức sau cùng trong Ngũ Thường là TÍN. Linh Mục Học Giả Cao Phương Kỷ, qua tác phẩm nghiên cứu, so sánh, đối chiếu "Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo," ngài đã nói rằng chữ Tín không phải chỉ giản dị là mình phải trung thực đáng tin để tạo được niềm tin nơi kẻ khác, mà hơn thế nữa, và quan trọng không kém, là mình phải biết tin người (Tín). Để tin người, chính mình phải có chữ TRÍ và chữ DŨNG. Có trí để phân biệt phải quấy đúng sai chân giả… và một khi đã biết chân giả rồi, phải có đủ can đảm bản lãnh khí phách (Dũng) để thực hành điều mình biết. Đó là Tín vậy. Đối với một kẻ hậu sinh sơ giao như tôi, mà ngay từ những ngày đầu, Cụ đã tin cẩn giao cho một vài công việc. Điều nầy làm cho tôi cảm động và cố gắng giữ mình sao cho khỏi bất xứng, giữ sao cho khỏi làm Cụ thất vọng. Và, phần Cụ, những gì Cụ hứa với tôi, dù sau 3 năm dài tưởng chừng như Cụ đã quên, thế mà Cụ vẫn nhớ và chu tất hoàn mãn. Đó là một chữ Tín rất lớn nơi Cụ, từ một bậc Trưởng Thượng đối vối đám hậu sinh.
Để chứng minh điều vừa trình bày trên về chữ Tín, xin đan cử một kỷ niệm giữa Cụ và kẻ hậu sinh viết những dòng nầy. Một kỷ niệm riêng tư giữa một tên tuổi lớn, Nhà Văn Nhà Báo Học Giả Nhà Nghiên Cứu Nhà Phê bình Văn Học THINH QUANG… với một tên hậu sinh cùng quê quán ái mộ Tài Đức của Cụ là tôi. Nguyên là, trong bài TỰA mà Cụ đã viết cho bộ Kinh Vô Thường của tôi, Cụ đã ban cho chữ THIÊN. Chữ ấy lớn lao quá, tôi ngại ngần không dám nhận và đã thỉnh ý một vài vị nhân sĩ khác [trong đó có Giáo Sư Nguyễn Liệu, nhạc sĩ Trần Điềm, giáo sư Nguyễn Cao Can, Cư Sĩ Lãn Vân… cùng nhà thơ Dzạ-Chi và nhà văn Nguyễn Quang (vietluan.org)]… Tất cả đều ý kiến rằng nên tôn trọng quan điểm của Cụ. Tuy vậy, lo lắng quá đến bần thần suốt cả tuần, tôi bèn liều mạng viết thư cho Cụ, xin phép Cụ bỏ bớt 2 mẫu tự Ê và N trong chữ THIÊN. Như thế, chữ THIÊN chỉ còn lại là THI mà thôi. Cụ không chịu, và bảo rằng một đời Cụ, suốt 80 năm đọc thi thơ sách báo… và suốt 70 năm cầm bút… cùng với tư cách và 50 tác phẩm của Cụ đủ để bảo đảm những gì Cụ viết ra không lầm lẫn và Cụ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về chữ THIÊN đó. Cung kính bất như tuân lệnh, tôi chỉ còn biết cúi đầu vâng theo, tuy trong lòng đầy lo sợ.
 
Để tạm kết luận đôi điều về Nhà Thơ, Nhà Văn, Nhà Báo, Nhà Phê Bình văn học, Nhà Nghiên Cứu, Học Giả THINH QUANG, tôi có thể khẳng định đây là một mẫu người Quân Tử, một bậc Sĩ Phu của cuối thế kỷ 21 và đầu thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Nơi con người nầy, tất cả mọi đức hạnh đều sở đắc. Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín Liêm Sỉ… đều có. Bởi Ngũ Thường sung mãn, nên Tứ Duy cũng đầy đủ. Từ những đức hạnh căn bản ấy, nơi con người Cụ toát ra một cung cách hấp hẩn kín đáo. Đó là một mẫu người Trung Dung nhưng uyển chuyển, nhún nhường nhưng tự tin, chừng mực nhưng lịch lãm. Nơi Cụ, người ta thấy sự nhanh nhẹn nhưng thư thái, nhàn dật, tiêu sái. Nơi Cụ, người ta thấy được tính cẩn trọng nhưng hài hòa thân thiết gần gũi. Đức khiêm hạ, từ tốn, khoan hòa… đã làm Cụ sáng rực rỡ một cách phong lưu nho nhã. Quả thật, Cụ đã sống một đời xứng đáng với kỳ vọng mà Cụ Tổ đã đặt tên cho con trai của Người cách đây 90 năm: TRẦN DŨ KHIÊM (khiêm cung, khiêm nhu, khiêm tốn, khiêm nhượng, khiêm hạ, khiêm từ, khiêm ái…). Và suốt gần một thế kỷ qua, Cụ đã sống xứng đáng với bút hiệu mà chính Cụ (và cùng với hiền nội của mình, Anna DIỆP-TRÂN, ái nữ của Bang Trưởng Đồng Hương Hội Hải Nam - Thu Xà, một Hồng Nhan Tri Kỷ 70 năm dài) đã chọn cho chính mình như một ước mơ và lý tưởng đạo đức suốt đời phải theo, một đời phải đạt: THINH QUANG (ánh sáng trong trẻo của một con người có đức vọng --theo Hán Việt Tự Điển, Đào Duy Anh).
 
Hậu Sinh VÕ THẠNH VĂN
 viết tại Phù Hư Am, April 25th, 2012 .

Cám ơn quý anh, sách đã in xong cách đây 2 hôm, BS Học đã giúp BBT layout bản thảo, có hình quý anh trong datafile, sách trang nhã, in khá đẹp. Rất mong quý anh đến tham dự buổi RMS, cùng nhau chung vui với vị niên trưởng 90, dù sức khỏe yếu kém, đi đứng khó khăn, nhưng ông sẽ xuất hiện với bài diễn văn cảm động, đáp lời trước một số quan khách đồng hương, những thân hữu báo chí truyền thông, thi văn nhạc họa, cùng quý thân hào nhân sĩ cộng đồng.
Kính,
Việt Hải Los Angeles

On Fri, 6/7/13, Thoi Nguyen <thoi3w@aol.com> wrote:
From: Thoi Nguyen <
thoi3w@aol.com>
Subject: Fwd:
To:
hocdo@yahoo.com, thiemle@hotmail.com, leanhdungmy@yaoo.com, viethai712@yahoo.com
Date: Friday, June 7, 2013, 12:09 AM

Xin chuyen tiep mot lan nua
Tran trong
Nguyen H. Thoi

-----Original Message-----
From: Thoi Nguyen <
thoi3w@aol.com>
To: thiemle <
thiemle@hotmail.com>; leanhdungmy <leanhdungmy@yaoo.com>; hocdo <hocdo@yahoo.com>; viethai712 <viethai712@yahoo.com>
Sent: Fri, Jun 7, 2013 12:05 am

Thua cac anh
Xin goi hinh de dang trong ky yeu cua nha van lao thanh Thinh Quang .
Cam on cac anh.
Cau chuc an binh
Kinh chao
Nguyen H. Thoi
____________________________________________________________
On Thu, 6/6/13, Thiem Le <le5360@sbcglobal.net> wrote:
From: Thiem Le <
le5360@sbcglobal.net>
Subject: Fw: GIỚI THIỆU BUỔI RA MẮT SÁCH
To: "
leanhdungmy@yahoo.com" <leanhdungmy@yahoo.com>, "hocdo@yahoo.com" <hocdo@yahoo.com>, "Nhuan Dao" <NhuanDao@sbcglobal.net>, "viethai712@yahoo.com" <viethai712@yahoo.com>, "Thoi Huu Nguyen" <thoi3w@aol.com>, "Thinhquang@hotmail.com" <Thinhquang@hotmail.com>, "Thiem Le" <thiemle@hotmail.com>
Date: Thursday, June 6, 2013, 6:30 PM

Chào quý vị,
 
Mời xem:
http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=5641
Nếu có gì cần sửa trong lời Chúc Mừng, xin cho tôi hay sớm.
Chúc bình an.
Thân ái,
 
Lê Chánh Thiêm

----- Forwarded Message -----
From: Thiem Le <
le5360@sbcglobal.net>
To: dung le <
leanhdungmy@yahoo.com>; "hocdo@yahoo.com" <hocdo@yahoo.com>
Cc: Thiem Le <
thiemle@hotmail.com>
Sent: Wednesday, June 5, 2013 10:37 PM
Subject: Re: Missing một số hình ảnh tác giả
Anh Học & anh Dũng,
 
Lê Chánh Thiêm gởi hình để đăng trên sách viết về ông Thinh Quang.
Cám ơn hai anh.
Chúc bình an.
Thân ái,
 
Thiêm
 
From: dung le <leanhdungmy@yahoo.com>
To: Vo Thanh Van <
vothanhvan2000@gmail.com>; VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>; "hocdo@yahoo.com" <hocdo@yahoo.com>
Cc: Nguyen Huu Thoi <
thoi3@aol.com>; Dang My Lan <landang3183@yahoo.com>; Sent: Tuesday, April 30, 2013 4:05 PM
Subject: Re: Missing một số hình ảnh tác giả
 
hinh gởi kèm của letamanh
_______________________________________________________________________



 
 
 


__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
************************
VN - News !
Diễn đàn phổ biến và trao đỗi tin tức vs tất cả các vấn đề liên quang đến đất nước và con người VN.
Lưu ý:
+ Diễn đàn không chấp nhận "Cross Post", tức là post cùng một lúc đến với nhiều đí chỉ khác nhau.
+ Bài post phải trình bày gọn gàng sạch sẽ và rõ ràng.
+ Nội dung và ý kiến của thành viên không phải là lập trường chính kiến của diễn đàn.
*************************
.

__,_._,___

No comments:

Post a Comment