Thursday, May 30, 2013

[VN-News] HỒ CHÍ MINH CƯỚP ĐẤT, KHÔNG CƯỚP ĐƯỢC HỒN DÂN TỘC......

 


HỒ CHÍ MINH CƯỚP ĐẤT, KHÔNG CƯỚP ĐƯỢC HỒN DÂN TỘC


Nguyễn Việt Nữ

Hôm nay cũng còn trong tháng 5 Dương lịch, về phương diện tôn giáo, vẫn còn trong Mùa Phật Đản, để ta nói về Lễ Phật Đản 2013 tại Hoa Kỳ, một cường quốc Tây phương trước đây còn rất xa lạ với Phật giáo.

Thái tử Sỉ Đạt Ta ra đời nguyên thủy là ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch trên 2500 năm trước Tây lịch nên đến nay phải xê xích ngày. Đến thế kỷ 21st Dương  lịch Liên Hiệp Quốc nhìn nhận Ngày Đức Phật Đản Sinh là ngày Rằm tháng 4 Al, cũng quan trong tương đương với ngày Chúa Giáng Sinh 25 tháng 12 Noel.

Rằm tháng 4 Al thường rơi vào tháng 5 Dl. Vây ta thử nêu vài hình ảnh và phát biểu nhân Đại Lễ Phật Đản Phật lịch 2557 tức năm 2013 tại Hoa Kỳ như thế nào?

Xin đi từ ngày lễ tại một tiểu bang, rồi đến nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ.

I.                  Lễ  Phật Đản tại Chùa Bảo Phước San Jose, miền Bắc California ngày 11/5/2013

Chùa Bảo Phước thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một Giáo Hội sau khi o bế, dụ dỗ cho ngồi trên cao như "Giáo Hoàng", hợp tác với bạo quyền Xã hội Chủ Nghĩa mà không được các vị lãnh đạo như Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ chấp thuuận nên bị Cộng sản Việt Nam "xóa sổ" hẳn từ năm 1981.

Sau khi các Phật tử nghe Thông Điệp của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, có nhiều diễn giả phát biểu, nhưng chúng tôi xin giới thiệu bài của một Phật tử ít ai biết trong buổi lễ hơn quí chức sắc tôn giáo chánh như Hòa Thượng Thích Viên Lý, Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, Giáo sư Võ Văn Ái v.v.

Người ấy là ông Đào Văn Bình, chủ đề thuyết trình là "Vai trò của Phật tử trong thời đại mới" và diễn giả dùng tư tưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người từng được giải Nobel Hòa Bình để chứng minh nội dung của chủ đề.

 Chúng tôi sẽ trở lại các tác phẩm của ông Đào Văn Bình và chi tiết bài thuyết trình ngày 11/5/2013. Ở đây chỉ xin tóm tắt:

Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là "thời đại mới" đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có "thánh chiến" được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu.

Điều này dễ hiểu bởi vì khi tín đồ bành trướng thì sức mạnh chính trị bành trướng. Khi sức mạnh chính trị bành trướng thì khống chế được chính quyền hoặc chiếm đoạt được chính quyền. Khi chiếm đoạt được chính quyền thì chính quyền là phương tiện mạnh nhất để áp đặt hoặc bành trướng hoặc cải đạo hàng loạt. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo về kế hoạch cải đạo quy mô mà Á Châu là mảnh đất màu mỡ nhất để thi hành kế hoạch này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là "chiến tranh văn hóa". (Hết trích)

 Ông Đào Văn Bình có hai đề nghị: 1. Thứ nhất: Bản thân chúng ta là một Phật tử phải ý thức được giá trị cao cả của Đạo Phật. Đạo Phật đang từng bước trở thành lương tri của nhân loại cho nên dù hoàn cảnh nào đi nữa cũng phải giữ tâm Bồ Đề cho kiên cố, tức không bao giờ bỏ đạo.

Để minh chứng cho sự cao thượng của Phật Giáo tôi xin ghi ra đây lời nói chân tình của một Phật tử người Mỹ tên John vừa được được Phật tử Huyền Lam dịch ra Việt ngữ và đưa lên mạng lưới toàn cầu, "Suốt mấy năm nghiên cứu Phật giáo, đến thiền đường này, không một ai khuyên tôi quy y làm người Phật tử. Tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ cách hành xử của người con Phật. Tuy nhiên điều làm tôi và cả thế giới ngỡ ngàng khâm phục hơn cả chính là sự kiện 2 thánh tích Phật giáo bị Taliban phá hủy. Trong niềm tiếc thương vô biên, người Phật tử toàn thế giới không hề có một lời kêu gọi trả thù hay phỉ báng tôn giáo của những người gây ra hành động này. Cá nhân tôi bàng hoàng, rung chấn con tim tận cùng khi nhận ra rằng: Trong sự mất mát không thể bù đắp này, nhân loại thế giới đang có cơ hội hiếm hoi chiêm nghiệm thành qủa của một tôn giáo mà lòng từ bi, trí tuệ không phải chỉ trong sách vở. Không phải chỉ thể hiện qua một người, vài người mà hằng trăm triệu người con Phật. Tôi quyết định quy y để chính thức làm một người Phật tử nhỏ bé trong mấy trăm triệu người này."

 2.- Thứ hai: Đối với tập thể, phải có kế hoạch hoạt động xã hội, thiện nguyện bao gồm luôn cả công tác văn hóa theo tinh thần thực tiễn "Có thực mới vực được đạo" để hoằng dương chánh pháp và giữ gìn tín đồ. Chúng ta không thể mơ màng sống với hào quang "đạo Phật là đạo tốt lành nhất"để rồi năm mười năm nữa, bừng mắt dậy thấy Đạo Phật trở thành thiểu số trên chính quê hương mình mình./.Đào Văn Bình (Hết)

Đó là phát biểu tại một tiểu bang, sau đây là hoạt động pháp thoại tại nhiều tiểu bang khác nữa.

II. Mùa Phật Đản 2013 của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) tại     Hoa Kỳ
(Tin phối hợp)
Sau chuyến viếng thăm và thuyết trình tại Âu châu, Đức Dalai Lama đã đến Hoa Kỳ. Ngài đi giảng đạo Từ Bi tại nhiều tiểu bang trong tháng 5 Dương lịch.

1.     Trạm dừng chân đầu tiên tại Trường Đại học tiểu bang Maryland vào ngày 7-5 vừa qua đã thu hút sự chờ đón của hàng ngàn thính chúng.

 Ngài thuyết trình đề tài Hoà bình - Từ bi - Tình bằng hữu (Peace - Compassion - Fellowship).  Khoảng 30 ngàn người đã ghi danh tham dự buổi thuyết giảng, tuy nhiên hội trường chỉ có thể đủ chỗ cho 15 ngàn người khiến khá nhiều người tiếc nuối. 




"Sức hút" từ Đức Dalai Lama

Theo nhật báo Baltimore, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tại tiểu bang Maryland, chương trình thuyết giảng do Hiệp hội ASLS tổ chức có số lượng đông người tham dự như vậy. Những nhân vật hàng đầu thế giới trước đây như cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng chỉ thu hút được 10 ngàn người.  

Đến dự buổi thuyết giảng có ngài Thống đốc, các quan chức cao cấp bang Maryland cùng giới trí thức uyên thâm, sinh viên thuộc các trường đại học danh tiếng trong vùng.  
Nhân cách giản dị, khiêm tốn, khuôn mặt luôn cười, đùa giỡn rất tự nhiên, những lời khai thị hóm hỉnh, sâu sắc đã khiến rất nhiều người hâm mộ, yêu mến Ngài.


2.     Rời Maryland, Đức Dalai Lama đến bang Oregon từ ngày 8 đến 11-5. Tại đây ngài có 5 buổi thuyết giảng về đề tài môi trường tại 3 đại học lớn trong vùng. Ban Tổ chức đã bán vé gây quỹ cho trường. Giá vé từ 20 USD cho đến vé VIP bảo trợ 1.500 USD. Tất cả đã bán sạch nhiều tuần trước dù mỗi nơi thuyết giảng có sức chứa từ 10 ngàn đến 15 ngàn người. Đây cũng là kỷ lục chưa từng có tại Trung tâm Hội nghị - Thể thao Mathew Knight Arena.
3,4,5 . Sau chuyến viếng thăm bang Oregon, Đức Dalai Lama đến bang Wisconsin, Louisiana và Kentucky - thể theo lời mời từ các trường đại học để thuyết trình nhiều đề tài khác nhau. 
Tại mỗi nơi, bên cạnh việc trao văn bằng tiến sĩ danh dự, ngài còn được tặng một chiếc nón có in phù hiệu trường như là một biểu tượng tình cảm gắn bó giữa các trường đại học và ngài. Nhân cách sống và trí tuệ siêu việt của Đức Dalai Lama đã tạo nên ảnh hưởng lớn lao đến tầng lớp trí thức Tây phương. 

"Việc thuyết giảng tại các đại học, viện hàn lâm danh tiếng sẽ nuôi dưỡng Phật giáo phương Tây tốt tươi dựa trên trí tuệ và hành trì (pháp hành). Phật giáo Tây phương hiện đang phát triển hết sức thuận lợi từ những duyên lành này", các nhà chuyên môn đánh giá như thế.

III.           Những đề tài thuyết giảng của Đức Dalai Lama vào Mùa Phật Đản 2013 tại Hoa Kỳ
Môi trường và Tâm linh (Spirituality and the Environment) - giảng sáng 9-5-2013
Những liên hệ giữa tâm linh và ý thức môi trường như thế nào? Niềm tin tôn giáo sẽ giải quyết những vấn nạn môi trường hiện nay ra sao? Đây là một buổi thuyết trình, thảo luận đầy xúc cảm giúp cộng đồng nhân loại trân trọng môi trường qua đức tin tôn giáo. 

Trách nhiệm chung và Môi trường nội tâm: Bản chất của tâm (Universal Responsibìty & Inner Environment: The Nature of the Mind) - giảng chiều 9-5-2013

Mối liên hệ giữa "môi trường nội tâm" của từng cá nhân tác động lên môi trường sống của toàn nhân loại. Đức Dalai Lama thuyết trình về bản chất của tâm theo giáo lý nhà Phật, qua đó tánh thiện và lòng từ của nhân loại nếu được nuôi dưỡng sẽ đem lại lợi lạc cho người và môi trường sống. Sau buổi thuyết trình là phần trả lời các câu hỏi do sinh viên và hội đồng giáo sư đệ trình.

Con đường đẫn đến an lạc và hạnh phúc trong xã hội toàn cầu (The Path to Peace & Happiness in Global Society) – giảng chiều 10-5-2013
Ứng dụng giáo lý nhà Phật để khai mở lòng từ, nuôi dưỡng tâm từ, làm chủ được tâm để mang lại an lạc cho cuộc sống lành mạnh góp phần tạo nên thế giới hoà bình.

Trách nhiệm chung và Môi trường sống toàn cầu (Universal Responsibility & Global Environment): giảng sáng 11-5-2013
Trước những thực tế vấn nạn môi trường và lòng khát khao muốn thay đổi, chúng ta phải làm gì để biến thành hành động cụ thể. Đạo đức, khoa học, ý thức sẽ được vận dụng ra sao để tạo ra những chính sách thiết thực bảo vệ môi trường mà mỗi người, mỗi cơ quan, mỗi quốc gia có trách nhiệm, bổn phận bảo vệ.

Tạo nguồn cảm hứng cho môi trường toàn cầu (Inspiration for the Global Environment):  giảng chiều 11-5-2013
Phải đối diện với những thách thức to lớn về vấn nạn môi trường toàn cầu, chúng ta lắm lúc bất lực và tuyệt vọng. Làm thế nào để chuyển đổi tuyệt vọng và bất lực trở thành niềm tin vững chắc: dẫu ta chỉ là một cá nhân nhưng có thể góp phần thay đổi môi trường. Đạo đức thế kỷ này được ứng dụng ra sao để cải thiện môi trường sống và chúng ta trở thành người công dân hành tinh xanh (the earth citizen). (Hết)
Tổng luận về mùa Phật Đản PL 2557 tại Hoa Kỳ

Phật tử Đào Văn Bình thuyết trình về "Vai trò của Phật tử trong thời đại mới", nhưng nội dung là vạch trần cuộc "thánh chiến", sự nguy hiểm của việc "Cải đạo".

Chủ thuyết vô Tôn Giáo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đang vẫn nhất quyết tiêu diệt các tôn giáo, mà đạo Phật hay đạo thờ cúng Ông Bà Tổ Tiên là đông nhất.  

Ông Đào Văn Bình lưu ý dân tộc Việt Nam rất chí lý: "Chúng ta không thể mơ màng sống với hào quang "đạo Phật là đạo tốt lành nhất" để rồi năm mười năm nữa, bừng mắt dậy thấy Đạo Phật trở thành thiểu số trên chính quê hương mình".

Còn Đức Phật Sống Dalai Lama có "sức hút" lớn lao tại Hoa Kỳ với nhiều bài thuyết giảng do kinh nghiệm đau thương là xứ Tây Tạng của Ngài bị Hán hóa từ năm 1950, Ngài phải sống lưu vong cho đến nay,  nhưng các buổi pháp thoại củađời Đức "lưu vong"  từ trên nửa thế kỷ nay vẫn kiên trì ý chí "Đừng Đánh Mất Lửa Tin" (Never Lose The Light).

Cộng Sản Việt Nam có đất nhưng không có dân

Đúng như vậy, Hồ Chí Minh đem chủ thuyết vô Tôn Giáo, chỉ thờ chúa Mác- Lê dã man mà hiện tứ trụ Sang+Trọng+Hùng+Dũng cứ biểu diễn trò dân chủ, kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhưng cuối cùng cũng sẽ không dám bỏ điều 4 HP, vẫn bỏ tù những người khác chính kiến! Như vậy Chúa đảng Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam của ông ta đã cướp được nước non, cướp được tài sản dân đem dâng cho thiên triều Trung Cộng, nhưng không bao giờ cướp được hồn dân tộc.

Bởi dân tộc Hồng Lạc  ngàn năm nay đều có niềm tin, lửa tin, dù chỉ thờ cúng ông bà hay niềm tin của các Phật giáo, Ki Tô giáo, Cao Đài, Hòa Hảo v.v., thì tất cả tâm linh người dân đạo nào đều chỉ nghe lời giáo chủ của họ, quyết giữ niềm tin, quyết không bỏ đạo, không cải đạo; cho nên Hồ Chí Minh không bao giờ cướp được hồn dân tộc. Không bao giờ!

Nguyễn Việt Nữ
        (29/5/ 2013)

Video: ĐỪNG KHOE TÔI... HÃY CHỤP DÙM TÔI...

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới",
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.



Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,

Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.


Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố "bưng biền",
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

o O o

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

Trần Văn Lương























__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
************************
VN - News !
Diễn đàn phổ biến và trao đỗi tin tức vs tất cả các vấn đề liên quang đến đất nước và con người VN.
Lưu ý:
+ Diễn đàn không chấp nhận "Cross Post", tức là post cùng một lúc đến với nhiều đí chỉ khác nhau.
+ Bài post phải trình bày gọn gàng sạch sẽ và rõ ràng.
+ Nội dung và ý kiến của thành viên không phải là lập trường chính kiến của diễn đàn.
*************************
.

__,_._,___

No comments:

Post a Comment